Viết bài văn bàn về ý chí, nghị lực của con người thông qua một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

Đề bài: Nhân được học một số bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy viết bài văn bàn về ý chí, nghị lực của con người.

Hướng dẫn

Mở bài: Giới thiệu về ý chí, nghị lực của con người thông qua một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là một nhà chính trị, một nhà văn hóa tài ba, xuất sắc của thế giới. Không chỉ vậy, Hồ Chí Minh còn là một nhà văn, nhà thơ lớn có đóng góp vô cùng to lớn cho nền văn học Việt Nam. Đặc biệt, tập thơ Nhật kí trong tù được đánh giá là một tác phẩm không chỉ có giá trị về nội dung tư tưởng mà còn có giá trị thẩm mĩ cao, làm giàu có, phong phú hơn cho nền văn học nước nhà. Tư tưởng chủ đạo của tập thơ Nhật kí trong tù là nói về ý chí, nghị lực phi thường của con người, của những người chiến sĩ Cách mạng. Ta có thể thấy rõ nội dung chủ đạo này thông qua một số bài thơ của người.

Thân bài: Bàn về ý chí, nghị lực của con người thông qua một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

Nhật kí trong tù được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khoảng thời gian đầy khó khăn gian khổ cả về vật chất và tinh thần khi Người bị bắt giam trong nhà tù ở Quảng Châu. Trong một hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ như vậy, Người đã sáng tác Nhật kí trong tù để ghi lại những sự kiện mà người trải qua. Nhưng đồng thời, qua những bài thơ người lại thể hiện được tinh thần lạc quan, nghị lực vươn lên phi thường và niềm tin mạnh mẽ vào tương lai.

Đặc biệt, thông qua bài thơ “Mộ” ( Chiều tối), tinh thần lạc quan, niềm tin vào cuộc sống được thể hiện một cách rõ nét và sống động. Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã gợi ra một không gian vắng lặng của thiên nhiên, qua đó những nhịp vận động của sự vật có tác dụng gợi ra hoàn cảnh của người tù trên đường giải tù chuyển lao:

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Cô Hiền trong truyện ngắn một người Hà Nội của Nguyễn Khải

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không”

Dịch:

( Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chìm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

Không gian được gợi ra là không gian rộng lớn, trống vắng nên mọi nhịp vận động trong không gian ấy đều có thể dễ dàng cảm nhận, dễ dàng nhận thức. Hình ảnh chim mỏi về rừng là một hình ảnh giàu sức gợi cảm, đó là hình ảnh cánh chim mỏi mệt trở về sau buổi chiều tà. Hình ảnh cánh chim mỏi mệt cũng từng xuất hiện trong nhiều áng thơ văn trung đại, chẳng hạn như trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan:

“Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi

Dặm liễu sương sa, khách bước dồn”

Trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, hình ảnh đàn chim mỏi mệt gợi nhắc về hình ảnh của người lữ khách tha phương nên hình ảnh đám may ít nhiều mang tính chất ước lệ. Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không, đám mây nhẹ trôi giữa không gian của bầu trời khiến cho hình ảnh đám mây như lạc lõng, như bơ vơ giữa bầu trời bao la bất tận ấy. Hình ảnh của đám mây cô đơn cũng từng xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khuyến gợi ra sự cô đơn, lạc lõng của con người trong hoàn cảnh loạn lạc:

“ Đời loạn đi về như hạc độc

Tuổi già hình bóng tựa mây côi”

Trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến, hình ảnh cánh chim mỏi mệt, chòm mây cô đơn xuất hiện như một hình ảnh ước lệ nói về hoàn cảnh của con người. Nhưng ở đây, hình ảnh chim mỏi, đám mây xuất hiện trong thơ của Hồ Chí Minh trước hết nó xuất hiện với tư cách là một hình ảnh thực, hình ảnh mà người chiến sĩ cách mạng có thể bắt gặp trên đường chuyển lao. Sự vận động của sự vật cũng hết sức sinh động, chân thực. Hình ảnh của tự nhiên như tạo ra một thế đối lập với hoàn cảnh của người tù, cánh chim nhỏ bé có thể trở về nhà sau những mỏi mệt nhưng người tù thì lại chẳng thể tìm thấy chút hơi ấm trong không gian xa lạ nơi đất người.

Xem thêm:  Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn (trích)

Nếu như hai câu thơ đầu nói về thiên nhiên thì hai câu thơ sau lại hướng tới chân dung tinh thần của người chiến sĩ cách mạng:

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Dịch:

(Cô em xóm núi xay ngô tối

Ngô vừa xay xong lò than đã rực hồng)

Trong không gian rộng lớn, trống trải của thiên nhiên dường như ấm lại bởi sự xuất hiện của một xóm núi nhỏ. Hình ảnh cô em xay ngô tối hiện lên trong công việc lao động khiến cho bức tranh thơ trở nên sống động, thấm đượm tình người. Hình ảnh lao động đầy sinh động ấy gợi lên những tia sáng ấm áp trong lòng người tù, gợi ra những niềm tin, niềm hi vọng vào sự sống, vào tương lai.

Nếu như hai câu thơ đầu gợi ra không gian rộng lớn nhưng trống trải của không gian thì hai câu thơ sau lại hướng đến một khoảng không gian nhỏ hẹp nhưng ấm cúng của không gian xóm núi. Và nếu như khi đối diện với không gian rộng lớn của đất trời con người thường cảm nhận thấy sự nhỏ bé, vô nghĩa thì khi đối diện với không gian xóm núi lại gợi ra cảm giác yên bình, ấm áp. Nếu thời khắc hoàng hôn thường gợi nỗi buồn thì thời điểm đêm tối với bếp lửa hồng lại có thể đem đến cảm nhận về niềm vui sống:

Xem thêm:  Hãy phân tích những đặc sắc của truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc trong cách tạo dựng tình huống truyện và nghệ thuật trần thuật

“Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

“Ma bao túc” là ba từ cuối của câu thơ thứ ba lặp lại ở phần đầu của câu thơ thứ bốn tạo phép lặp liên hoàn để gợi tả một cách sinh động hoạt động của con người nơi xóm núi. Thiếu nữ xay ngô, ngô vừa xay xong thì lò than cũng rực hồng. Bài thơ khép lại bằng hình ảnh của ngọn lửa bếp lò. Có thể nói đó chính là trung tâm tỏ sáng của toàn bộ bức tranh thơ. Đặc biệt, chữ “hồng” được đánh giá là nhãn tự của bài thơ, hồng là màu sắc nhưng nó gắn với hình ảnh bếp lò lại vừa gợi được cả ánh sáng và hơi ấm

Chữ hồng có tác dụng nhuộm lại màu sắc cho toàn bộ bức tranh thơ, khiến cho bức tranh ấy trở nên tươi tắn, sống động lạ thường, mặt khác nó góp phần đảo ngược cảm nhận của người đọc: Đúng vào lúc người ta ngỡ như bóng tối sụp xuống bao trùm toàn bộ không gian thì trung tâm của bức tranh thơ lại sáng lên ánh lửa hồng của bếp lò.

Kết bài: Bài văn bàn về ý chí, nghị lực của con người thông qua một số bài thơ trong tập Nhật kí trong tù

Đằng sau ánh sáng của bếp lò ta có thể cảm nhận được ánh sáng tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng, đó là một tâm hồn đẹp, một tâm hồn luôn lạc quan để vượt lên hoàn cảnh, hướng đến một tương lai tươi đẹp. Thông qua bài thơ Mộ ( Chiều tối) thì ta cũng có thể cảm nhận được một tâm hồn nhiều rung động, nhạy cảm của người chiến sĩ cách mạng.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CHIỀU TỐI

CHIEU TOI

HỒ CHÍ MINH

NHẬT KÍ TRONG TÙ

MỘ

Theo Baitapsachgiaokhoa.com