Em hãy tả cây đa làng em

Đề bài: ta cay da lang em. Cây đa giếng nước mái đình là những hình ảnh quen thuộc ở mỗi vùng quê. Em hãy tả cây đa làng em.

Hướng dẫn

Mở bài: Em hãy tả cây đa làng em

Nếu ai được sinh ra và lớn lên ở các vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam thì sẽ khi nói về quê hương mình tự động trong tiềm thức xuất hiện những hình ảnh quen thuộc của làng quê mình, và những hình ảnh ấy chính là một trong những nét đặc trưng để nhận diện với các vùng quê khác của đất nước. Nhưng cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, cùng là cư dân của quốc gia gốc nông nghiệp, cùng nhau hình thành nên một nền văn hóa độc đáo từ bao đời nay nên những vùng quê ở Việt Nam cũng có nhiều những nét đặc trưng về văn hóa cũng như trong đời sống tinh thần. Và khi nói đến hình ảnh cây đa- giếng nước- gốc đình thì đó chính là một biểu tượng về sự sống của văn hóa dân gian, mà cụ thể ở đây chính là văn hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Thân bài: Em hãy tả cây đa làng em

Ở nông thôn Việt Nam có rất nhiều các loại cây quen thuộc, điển hình có thể đại diện, biểu tượng như: cây lúa, cây khoai, cây sắn….nhưng đó là những biểu tượng cho nền nông nghiệp nói chung. Còn nói đến sinh hoạt văn hóa ở nông thôn thì loài cây có thể coi là đặc trưng, điển hình nhất lại là cây đa. Ở các vùng quê khác nhau có những đặc trưng vật chất, tinh thần khác nhau nhưng khi nhắc đến cây đa thì ai nấy đều cảm thấy thân thuộc, thân quen vì nó vẫn ngày ngày hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, là biểu hiện của làng quê Việt Nam.

Xem thêm:  Em có suy nghĩ gì về cái chết của lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao?

Cây đa là một loại cây dễ trồng, dễ sống và thường được trồng rất nhiều ở vùng quê Việt Nam, vị trí thông thường nhất đó chính là ở đầu làng, giữa làng hoặc ngoài cánh đồng, ở những nơi mà người dân thường xuyên xuất hiện, tụ tập nhất. Cây đa là một loài cây thân gỗ, khi phát triển hoàn thiện có thể cao đến vài chục mét, ở nhiều nơi, cây đa phát triển to lớn mà người ta dùng nó để phát hiện vị trí ngôi làng của mình, vì họ có thể ở những vị trí khác nhìn thấy biểu tượng của quê hương mình. Tôi cùng từng nghe bà kể về cây đa của làng mình, đó là một cây đa cổ thụ rất lớn, đi xa đến đâu cũng có thể nhìn thấy tán cây xum xuê, xanh tốt của nó. Vì vậy mà dù có đi xa, hay bị lạc đường thì chỉ cần nhìn vị trí của cây đa mà tìm được đường về làng.

Cây đa rất dễ trồng, dễ sống dù ở những mảnh đất khô cằn, ít dinh dưỡng nhất nó vẫn có thể phát triển xanh tốt, cũng có lẽ chính vì đặc điểm dễ nuôi, dễ trồng, thích nghi với mọi loại đất của cây đa mà ở vùng quê nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng trồng cây đa. Cây đa không ra quả nhưng do tán lộng,lá lớn có khả năng che mưa, che nắng, rợp bóng râm cho làng mà người ta ưa thích trồng đa trong làng, trong khuôn viên của gia đình nhà mình. Thân cây đa lớn, cành lá um tùm, tán rộng, lá to. Những chiếc lá to có đường kính khoảng mười đến mười lăm cen ti mét, mặt lá bóng bẩy, đường gân lá rõ ràng và lá thường có màu xanh đậm.

Nhiều lá to còn được nững người nông dân dùng làm quạt để quạt mát sau mỗi giờ lao động nóng bức, mệt mỏi. Cây đa cũng là nơi mà những người nông dân lựa chọn để nghỉ ngơi lấy sức để có sức khỏe tiếp tục lao động. Nhất là những cây đa ở gần cánh đồng, vào mỗi mùa vụ thì cây đa chính là một địa điểm lí tưởng dùng để nghỉ ngơi lấy sức, bóng râm, không khí trong lành và những cơn gió mát trên ngọn cây làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, thư thái sau mỗi giờ làm việc vất vả. Và dưới gốc cây đa, mọi người cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về cuộc sống, về nhân tình, những mẩu chuyện vặt vãnh thường ngày nhưng khi được chia sẻ nó lại trở nên hết sức thú vị.

Cùng với mái đình, giếng nước, cây đa chính là nơi thường xuyên tập trung và diễn ra các hoạt động sinh hoạt văn hóa của một làng, xóm, địa phương nào đó. Đó là vào các buổi tối, khi các hoạt động lao động sản xuất khép lại thì lại mở ra không gian thư thái sinh hoạt cộng đồng. Dưới cây đa, mái đình những người dân trong một làng sẽ tụ tập nhau lại cùng nhau hát hò, nhảy múa, chơi các trò chơi dân gian thú vị, điển hình như nhảy cò, bịt mắt bắt dê, hát đối đáp…mọi người đều tham gia vô cùng tích cực, nhiệt tình, niềm vui, tiếng cười chính là thứ cuối cùng họ cảm nhận được sau khi kết thúc buổi sinh hoạt để trở về nhà.

Xem thêm:  Kể về một người bạn thân thiết của em

Trong văn học nghệ thuật, hình ảnh cây đa, giếng nước, mái đình thường xuyên xuất hiện trong các tác phẩm văn chương, thể hiện được các khía cạnh của làng quê, của con người Việt Nam. Trong bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu cũng đã từng đề cập đến những hình ảnh quen thuộc này, nó biểu tượng cho quê hương, cho tình yêu của những người lính dành cho quê hương của mình:

“…Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính…”

Kết bài: Em hãy tả cây đa làng em

Như vậy, hình ảnh của cây đa đã gắn liền với nông thôn, nông dân, con người Việt Nam, nó gắn liền với không gian văn hóa của cả một cộng đồng, là minh chứng sống cho những bản sắc của con người Việt Nam, và cũng tự bao giờ cây đa chính là hình ảnh phản chiếu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam.

TỪ KHÓA TÌM KIẾM

CÂY ĐA LÀNG EM

CAY DA LANG EM

TẢ CÂY ĐA LÀNG EM

CÂY ĐA

CÂY ĐA GIẾNG NƯỚC

Theo Baitapsachgiaokhoa.com