Bài 12 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao


    Bài 12. Tìm cực trị của các hàm số sau:a) \(y = x\sqrt {4 - {x^2}} \)              b) \(y = \sqrt {8 - {x^2}} \)c) \(y = x - \sin 2x + 2\)      d) \(y = 3 - 2\cos x - \cos...

    Bài 12. Tìm cực trị của các hàm số sau:

    a) \(y = x\sqrt {4 – {x^2}} \)              b) \(y = \sqrt {8 – {x^2}} \)

    c) \(y = x – \sin 2x + 2\)      d) \(y = 3 – 2\cos x – \cos 2x\)

    Giải

    a) Tập xác định: \(D = \left[ { – 2;2} \right]\)

    \(y’ = \sqrt {4 – {x^2}}  + x.{{ – x} \over {\sqrt {4 – {x^2}} }} = {{4 – {x^2} – {x^2}} \over {\sqrt {4 – {x^2}} }} = {{4 – 2{x^2}} \over {\sqrt {4 – {x^2}} }}\)

    \(y’ = 0 \Leftrightarrow 4 – 2{x^2} = 0 \Leftrightarrow x =  \pm \sqrt 2 \)

    \(y\left( { – \sqrt 2 } \right) =  – 2;y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\)

    Bài 12 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao

    Hàm số đạt cực tiểu tại điểm \(x =  – \sqrt 2 \); giá trị cực tiểu \(y\left( { – \sqrt 2 } \right) =  – 2\)

    Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x = \sqrt 2 \); giá trị cực đại \(y\left( {\sqrt 2 } \right) = 2\)

    b) TXĐ: \(D = \left[ { – 2\sqrt 2 ;2\sqrt 2 } \right]\)

    \(y’ = {{ – x} \over {\sqrt {8 – {x^2}} }};\,y’ = 0 \Leftrightarrow x = 0;\,y\left( 0 \right) = 2\sqrt 2 \)

    Bảng biến thiên:

    Bài 12 trang 17 SGK Đại số và Giải tích 12 Nâng cao

    Hàm số đạt cực đại tại điểm \(x=0\), giá trị cực đại \(y\left( 0 \right) = 2\sqrt 2 \)

    c) Áp dụng quy tắc 2.

    TXĐ: \(D=\mathbb R\)

    \(\,y’ = 1 – 2\cos 2x;y’ = 0 \Leftrightarrow \cos 2x = {1 \over 2} = \cos {\pi  \over 3} \Leftrightarrow x =  \pm {\pi  \over 6} + k\pi,k \in {\mathbb {Z}}\)

    \(y” = 4\sin 2x\)

    * Ta có: \(y”\left( {{\pi  \over 6} + k\pi } \right) = 4\sin \left( { – {\pi  \over 3}} \right) =  – 2\sqrt 3  < 0\)

    Do đó hàm số đạt cực đại tại các điểm \(x =  – {\pi  \over 6} + k\pi,k \in {\mathbb{Z}}\); giá trị cực đại

    \(y\left( { – {\pi  \over 6} + k\pi } \right) =  – {\pi  \over 6} + k\pi  + {{\sqrt 3 } \over 2} + 2\)

     \(y”\left( {{\pi  \over 6} + k\pi } \right) = 4\sin \left( {{\pi  \over 3}} \right) = 2\sqrt 3  > 0\).

    Do đó hàm số đạt cực tiểu tại các điểm \(x = {\pi  \over 6} + k\pi,k \in {\mathbb{Z}}\); giá trị cực tiểu:

    \(y\left( {{\pi  \over 6} + k\pi } \right) = {\pi  \over 6} + k\pi  – {{\sqrt 3 } \over 2} + 2\)

    d) Áp dụng quy tắc 2.

    \(\,y’ = 2\sin x + 2\sin 2x = 2\sin x\left( {1 + 2\cos x} \right);\)

    \(y’ = 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    \sin x = 0 \hfill \cr
    \cos x = – {1 \over 2} \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left[ \matrix{
    x = k\pi \hfill \cr
    x = \pm {{2\pi } \over 3} + 2k\pi,k \in {\mathbb{Z}} \hfill \cr} \right.\)

    \(y” = 2\cos x + 4\cos 2x.\)
     \(y”\left( {k\pi } \right) = 2\cos k\pi  + 4\cos 2k\pi  = 2\cos k\pi  + 4 > 0\) với mọi \(k \in {\mathbb{Z}}\)

    Do đó hàm số đã cho đạt cực tiểu tại các điểm \(x = k\pi \), giá trị cực tiểu:

    \(y\left( {k\pi } \right) = 3 – 2\cos k\pi  – \cos 2k\pi  = 2 – 2\cos k\pi \)

     \(y”\left( { \pm {{2\pi } \over 3} + k2\pi } \right) = 2\cos {{2\pi } \over 3} + 4\cos {{4\pi } \over 3} = 6\cos {{2\pi } \over 3} =  – 3 < 0.\)

    Do đó hàm số đã cho đạt cực đại tại các điểm \(x =  \pm {{2\pi } \over 3} + k2\pi,k \in {\mathbb{Z}}\); giá trị cực đại:

    \(y\left( { \pm {{2\pi } \over 3} + k2\pi } \right) = 3 – 2\cos {{2\pi } \over 3} – \cos {{4\pi } \over 3} = {9 \over 2}\).