Bài 2.22 trang 64 sách bài tập (SBT) – Hình học 12


    Cho hình cầu tâm O bán kính r. Lấy một điểm A trên mặt cầu và gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng đi qua A sao cho góc giữa OA và \((\alpha )\) bằng 300.a) Tính diện tích của thiết diện tạo bởi \((\alpha )\) và hình cầu.b) Đường thẳng  đi qua A...

    Cho hình cầu tâm O bán kính r. Lấy một điểm A trên mặt cầu và gọi \((\alpha )\) là mặt phẳng đi qua A sao cho góc giữa OA và \((\alpha )\) bằng 300.

    a) Tính diện tích của thiết diện tạo bởi \((\alpha )\) và hình cầu.

    b) Đường thẳng  đi qua A vuông góc với mặt phẳng \((\alpha )\) cắt mặt cầu tại B. Tính độ dài đoạn AB.

    Hướng dẫn làm bài:

    Bài 2.22 trang 64 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

    a) Gọi H là hình chiếu vuông góc của tâm O trên mặt phẳng \((\alpha )\) . Theo giả thiết ta có \(\widehat {OAH} = {30^0}\) .

    Do đó:  \(HA = OA.\cos {30^0} = r{{\sqrt 3 } \over 2}\)

    Vậy diện tích của thiết diện tạo bởi \((\alpha )\) và hình cầu là: \(S = \pi.H{A^2} = {{3\pi {r^2}} \over 4}\)

    b) Mặt phẳng (ABO) qua tâm O của hình cầu nên cắt mặt cầu theo đường tròn lớn qua A và B. Gọi I là trung điểm của đoạn AB ta có \(OI \bot AB\) . Vì AB // OH nên AIOH là hình chữ nhật.

    Do đó \(AI = OH = {{OA} \over 2} = {r \over 2}\) . Vậy AB = 2AI = r

    Chú ý:  Có thể nhận xét rằng tam giác OAB cân tại O (OA = OB) và có góc \(\widehat {OAB} = {60^0}\)  nên OAB là tam giác đều và suy ra AB = OA = OB = r.