Bài 64 trang 57 SGK giải tích 12 nâng cao


    Bài 64.Cho hàm số \(y = {{a{x^2} - bx} \over {x - 1}}\)a) Tìm \(a\) và \(b\) biết rằng đồ thị \((C)\) của hàm số đã cho đi qua điểm \(A\left( { - 1;{5 \over 2}} \right)\) và tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(O(0;0)\) có hệ số bằng \(-3\).b)...

    Bài 64.Cho hàm số \(y = {{a{x^2} – bx} \over {x – 1}}\)

    a) Tìm \(a\) và \(b\) biết rằng đồ thị \((C)\) của hàm số đã cho đi qua điểm \(A\left( { – 1;{5 \over 2}} \right)\) và tiếp tuyến của \((C)\) tại điểm \(O(0;0)\) có hệ số bằng \(-3\).

    b) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với các giá trị của \(a\) và \(b\) đã tìm được.

    Giải

    a) Ta có: \({M_o} \in \left( C \right)\) \(y’ = {{\left( {12ax – b} \right)\left( {x – 1} \right) – \left( {a{x^2} – bx} \right)} \over {{{\left( {x – 1} \right)}^2}}}\)

    Đồ thị \((C)\) đi qua \(A\left( { – 1;{5 \over 2}} \right)\) \( \Leftrightarrow y\left( { – 1} \right) = {5 \over 2} \Leftrightarrow {{a + b} \over { – 2}} = {5 \over 2} \Leftrightarrow a + b =  – 5\,\,\,\left( 1 \right)\)

    Tiếp tuyến của \((C)\) tại \(O(0;0)\) có hệ số góc bằng \(-3\) khi và chỉ khi \(y’(0) = -3 \)\( \Leftrightarrow b =  – 3\,\,\left( 2 \right)\)

    Từ (1) và (2) suy ra \(a = -2; b = – 3\).

    b) Với \(a = -2; b = – 3\) ta có: \(y = {{ – 2{x^3} + 3x} \over {x – 1}}\)

    Tập xác định: \(D = \mathbb R\backslash \left\{ 1 \right\}\)

    \(y’ = {{ – 2{x^2} + 4x – 3} \over {{{(x – 1)}^2}}} < 0\,\forall x \in D\)

    Hàm số nghịch biến trên khoảng: \(( – \infty ;1)\) và \((1; + \infty )\)

    Hàm số không có cực trị

    Giới hạn:

    \(\mathop {\lim y}\limits_{x \to  {1^ – }}  =  – \infty ;\,\mathop {\lim y}\limits_{x \to   {1^ + }}  =  + \infty \)

    Tiệm cận đứng là: \(x=1\)

    \(\eqalign{
    & a = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {y \over x} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {{ – 2{x^2} + 3x} \over {{x^2} – x}} = – 2 \cr
    & b = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } (y + 2x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \left( {{{ – 2{x^2} + 3x} \over {x – 1}} + 2x} \right) = 1 \cr} \)

    Tiệm cận xiên là: \(y=-2x+1\)

    Bảng biến thiên:

    Bài 64 trang 57 SGK  giải tích 12 nâng cao

    Đồ thị giao \(Oy\) tại điểm \((0;0)\) và \(\left( {{3 \over 2};0} \right)\)

    Bài 64 trang 57 SGK  giải tích 12 nâng cao