Đề 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Hình học 12


    ĐỀ 2 (45 phút)Câu 1 (4 điểm) trang 23 sách bài tập (SBT) – Hình học 12Cho khối tứ diện đều ABCD cạnh bằng a. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, CDA, DAB, ABC.a) Chứng minh A’B’C’D’ cũng là một khối...

    ĐỀ 2 (45 phút)

    Câu 1 (4 điểm) trang 23 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

    Cho khối tứ diện đều ABCD cạnh bằng a. Gọi A’, B’, C’, D’ lần lượt là trọng tâm của các tam giác BCD, CDA, DAB, ABC.

    a) Chứng minh A’B’C’D’ cũng là một khối tứ diện đều.

    b) Tính  VA’B’C’D’  theo a.

    Hướng dẫn làm bài

    Đề 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Hình học 12

    a) Gọi E là trung điểm của CD. Khi đó  \({{EB’} \over {EA}} = {{EA’} \over {EB}}\)

    Suy ra  B’A’ // AB và \(B’A’ = {1 \over 3}AB = {1 \over 3}a\)

    Tương tự các cạnh khác của tứ diện A’B’C’D’  cũng bằng \({1 \over 3}a\)  nên A’B’C’D’ là một khối tứ diện đều.

    b) Gọi H là hình chiếu của A lên mặt phẳng (BCD).

    Vì AB = AC = AD nên HB = HC = HD.  Suy ra:  \(H \equiv A’\)

    Ta có:  \({\rm{AA}}’ = \sqrt {{a^2} – {{({a \over {\sqrt 3 }})}^2}}  = {{a\sqrt 2 } \over {\sqrt 3 }}\)

              \({V_{ABCD}} = {1 \over 3}{1 \over 2}{a^2}{{\sqrt 3 } \over 2}{{a\sqrt 2 } \over {\sqrt 3 }} = {{{a^3}\sqrt 2 } \over {12}}\)

    Vì tứ diện A’B’C’D’  đồng dạng với tứ diện ABCD với tỉ số đồng dạng là \(k = {1 \over 3}\) , nên \({V_{A’B’C’D’}} = {1 \over {27}}{V_{ABCD}} = {{\sqrt 2 } \over {324}}{a^3}\)

    Câu 2 (6 điểm) trang 23 sách bài tập (SBT) – Hình học 12

    Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’ có đáy là tam giác ABC vuông cân ở B, mặt phẳng (A’BC) vuông góc với mặt phẳng đáy, AB = 3a, AA’ = 5a,\(\widehat {A’BC} = {60^0}\) .

    a) Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’

    b) Tính khoảng cách từ C đến mặt phẳng (ABB’A’)

    Hướng dẫn làm bài

    Đề 2 trang 23 Sách bài tập (SBT) Hình học 12

    a) Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A’ đến (ABC).

    Vì \((A’BC) \bot (ABC)\) nên H thuộc đường thẳng BC.  Vì  \(AB \bot BH\) nên \(AB \bot BA’\).

    Ta có:  \(A’B = \sqrt {A'{A^2} – A{B^2}}  = 4a\) ;

                \(A’H = A’B\sin {60^0} = {{4a\sqrt 3 } \over 2} = 2\sqrt 3 a\) ;

    \({V_{ABC.A’B’C’}} = {{9{a^2}} \over 2}2a\sqrt 3  = 9\sqrt 3 {a^3}\)

    b) Ta có:  \({V_{A’.ABC}} = {1 \over 3}{V_{ABC.A’B’C’}} = 3\sqrt 3 {a^3};\)

    \({S_{ABA’}} = {1 \over 2}A’B.AB = {1 \over 2}4a.3a = 6{a^2}\)

    Vì  \({V_{A’.ABC}} = {V_{C.ABA’}} = {1 \over 3}{S_{ABA’}}.d(C,(ABA’))\)

    \(\Rightarrow d(C,(ABA’)) = {{3{V_{A’.ABC}}} \over {{S_{ABA’}}}} = {{9\sqrt 3 {a^3}} \over {6{a^2}}} = {{3\sqrt 3 a} \over 2}\)

    Chú ý: Có thể giải câu b) bằng cách khác như sau:

    \(\left\{ {\matrix{{(A’BC) \bot (ABC)} \cr {AB \bot BC} \cr} } \right. \Rightarrow  AB \bot (A’BC)\)

    \(\Rightarrow  (ABB’A’) \bot (A’BC)\)

    \(\Rightarrow d(C,(ABB’A’)) = d(C,A’B) = BC\sin {60^0} = {{3a\sqrt 3 } \over 2}\)