1. Viết vào chỗ trống những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
– Từ cùng nghĩa
M: can đảm,…………….
– Từ trái nghĩa
M: hèn nhát,……………..
2. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được.
3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống:
anh dũng, dùng cảm, dũng mãnh.
-…………… bênh vực lẽ phải
– khí thế………….
– hi sinh ………….
4. Gạch dưới những thành ngữ nói về lòng dũng cảm trong các thành ngữ sau:
Ba chìm bảy nổi ; vào sinh ra tử ; cày sâu cuốc bẫm ; gan vàng dọ sát ; nhường cơm sẻ áo ; chân lấm tay bùn.
Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở bài tập 4.
TRẢ LỜI:
1. Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với từ dũng cảm.
– Từ cùng nghĩa
M: can đảm, can trường, gan dạ, gan góc, gan lì, bạo gan, táo bạo, anh hùng, quả cảm
– Từ trái nghĩa
M: hèn nhát, nhút nhát, nhát gan, hèn hạ, nhu nhược, bạc nhược, đê hèn, hèn mạt
2. Đặt câu với một trong các từ em vừa tìm được.
– Chị Võ Thị Sáu là người nữ anh hùng nhỏ tuổi của dân tộc ta.
– Vì Lan rất sợ chuột nên cả nhà gọi Lan là “Cô bé nhút nhát”.
3. Chọn từ thích hợp trong các từ sau đây để điền vào chỗ trống: anh dũng, dũng cảm, dũng mãnh.
– dũng cảm bênh vực lẽ phải
– khí thế dũng mãnh
– hi sinh anh dũng
4. Gạch dưới những thành ngữ nói về lòng dũng cảm trong các thành ngữ sau:
Ba chìm bảy nổi ; vào sinh ra tử ; cày sâu cuốc bẫm, gan vàng da sắt ; nhường cơm sẻ áo ; chân lấm tay bùn.
5. Đặt câu với một trong các thành ngữ em vừa tìm được ở bài tập 4.
Ông nội em và ông nội bạn Yến là bạn chiến đấu của nhau, hai ông đã từng cùng nhau vào sinh ra tử nơi chiến trường.