Nghị luận về sự lười biếng

Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 1

Lựa chọn con đường đi là điều đầu tiên mà mỗi người khi trưởng thành cần phải xác định rõ. Thế nhưng để có thể đi hết con đường ấy bằng chính đôi chân, bằng nghị lực của bản thân mình thì cần cả một quá trình. Nếu như chúng ta chăm chỉ, chúng ta sẽ đạt được; nhưng nếu như lười biếng thì chúng ta sẽ không có gì hết. Lười biếng là một thói xấu của con người, cần phải sửa đổi.

bai van hay nghi luan ve su luoi bieng trong xa hoi hinh anh 2 - Nghị luận về sự lười biếng

Lười biếng là có thể xem là thói hư tật xấu của rất nhiều người, không chịu hoạt động, không chịu suy nghĩ, nhanh bỏ cuộc và không có khả năng phấn đấu và cố gắng. Lười biếng tạo thành thói quen và thành “căn bệnh” nan y rất khó chữa. Bởi vậy, đối với nhiều người thì lười biếng có tác hại rất lớn đối với công việc cũng như quá trình hoàn thành nhân cách của cá nhân.

Lười biếng thực ra ban đầu cũng chỉ là những cử chỉ nhỏ nhặt như lười làm bài tập về nhà, lười tư duy, động não những bài toán khó. Nhưng dần dần nó sẽ tích tụ thành thói quen không tốt và ảnh hưởng rất lớn đến bản thân người đó.

Lười biếng có thể là bản chất nhưng trong số một trường hợp thì nó không phải là bản chất, mà là do chính bản thân mình tạo nên. Khi lười biếng thì bản thân sẽ không chịu cố gắng, gặp khó là nản lòng, không có quyết tâm để thực hiện công việc đến cùng. Gắn với sự lười biếng chính là thiếu kiên trì, kiên nhẫn, không có ý chí để cố gắng.

Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thứ, để trưởng thành, để làm người tốt, ngoài khả năng thì còn cần đến sự chăm chỉ, kiên trì. Đây là đức tính tốt giúp bản thân giành được thắng lợi nhanh nhất.

Lười biếng để lại hậu quả xấu đối với mỗi người, không những làm giảm đi ý chí cố gắng, phấn đấu của con người mà còn khiến cho họ ngày càng nhu nhược, không cố gắng nữa. Có một số người vì lười biếng nên ỷ lại, sống dựa dẫm vào người khác. Điều này thật đáng buồn.

Hiện nay sự phát triển của mạng lưới Internet khiến cho mọi người lười đi. Người ta vẫn nói cái gì không biết thì tìm kiếm trên google, chính mạng Internet đã làm lười đi nhiều bạn học sinh. Các bạn ngang nhiên chép văn mẫu, chép đáp số ở ngay trên các trang mạng. Thực tế này đã xảy ra suốt bao nhiêu năm ở đất nước ta.

Cha ông ta có câu “Cần cù bù thông minh” chính là việc nhấn mạnh đức tính cần cù, chăm chỉ là điều mà mỗi người cần phải có. Khi có được sự chăm chỉ thì mọi việc dù có khó đến đâu vẫn cố gắng được. N là học sinh lớp 12, sắp thi tốt nghiệp và đại học, nhưng gia đình N không có điều kiện, và N không có thời gian để đi học thêm. Nhưng cô bạn rất chăm chỉ, kiên trì. Cô tranh thủ thời gian để học mọi lúc, mọi nơi để có thể chạm tới ước mơ của mình.

Như vậy, bên cạnh đức tính lười biếng thì vẫn còn có rất nhiều người chăm chỉ, kiên trì, không ngừng cố gắng. Và tất nhiên kết quả mà họ đạt được sẽ khiến nhiều người ngưỡng mộ. Khi chúng ta không đủ năng lực thực hiện thì hãy dùng sự kiên nhẫn, chăm chỉ, chắc chắn thành công sẽ đến.

Thật vậy, đừng để sự lười biếng của bản thân khiến cho tương lai của bạn rơi vào vũng bùn. Hãy tự biết cách hoàn thiện bản thân bằng cách trở thành con người chăm chỉ mỗi ngày.

Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 2

Ông bà ta từ xa xưa có câu nói rằng “Cần cù bù thông minh” để khuyến khích con người hãy sống chăm chỉ, chịu khó, kiên trì trong công việc, trong học tập.

Cũng như câu nói của nhà khoa học Thomas Edison “Thiên tài chỉ có 1% là cảm hứng còn 99% là đổ mồ hôi” để nói lên sự cần cù chăm chỉ của con người là yếu tố quyết định làm nên sự thành công của con người đó. Chứ thật ra, sự thành công, danh tiếng không bỗng dưng nó tự đến với bất kỳ ai trong chúng ta.

Chính vì vậy, nếu như con người chúng ta bất kỳ ai lười biếng thì đều không bao giờ có kết quả tốt đẹp, không thể nào tự duy trì sự sống của mình mà phải sống dựa dẫm vào người khác thụ động giống như cây tầm gửi sống nhờ chất dinh dưỡng từ cây mẹ. Nếu một ngày cây mẹ chết đi thì những cây tầm gửi cũng không thể nào sống được tiếp một mình.

Sự lười biếng là gì? Nó chính là trạng thái thụ động, không muốn tư duy, suy nghĩ, hoạt động bất kỳ một việc gì, chỉ muốn ngồi im không làm gì cả. Không có ý chí nỗ lực phấn đấu để vượt qua số phận của mình, mà chỉ muốn được hưởng thành quả sẵn có.

Nguyên nhân của sự lười biếng chính là ý thức bản thân của mỗi con người. Mỗi người chúng ta sinh ra đều có những suy nghĩ mục tiêu sống khác nhau. Có người sống tích cực luôn cố gắng hướng lên phía trước, nỗ lực hết mình để đạt được những thành tựu tốt đẹp. Nhưng lại có những người chẳng muốn cố gắng vì bất kỳ điều gì, chỉ muốn người khác mang tới thành quả cho mình sẵn hưởng.

Bản thân mỗi con người chúng ta luôn chia thành hai trạng thái tồn tại phần con và phần người. Phần người là phần tốt đẹp luôn chỉ cho chúng ta sống đúng với tâm hồn, với trách nhiệm của một con người trong cuộc sống.

Nhưng phần con thì ngược lại là phần bản năng, thụ động, phần mà chúng ta nếu không cố gắng dùng ý chí khống chế nó sẽ làm tha hóa biến chất chúng ta. Phần con trong mỗi người chính là phần của những ham muốn, như ham ăn, ham ngủ, ham chơi, hưởng thụ vinh hoa phú quý mà không muốn lao động.

Ngoài ra, khi xã hội ngày càng phát triển sẽ khiến cho nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng gia tăng, khiến cho con người ngày càng giảm đi sự vận động bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật giúp con người giảm lao động chân tay, mà đã có máy móc thực hiện giúp.

Chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật, robot ra đời, nhiều thiết bị công nghệ cao đã làm con người ỉ lại vào phương tiện khoa học, lười biếng vận động cơ thể.

Nếu như trong thời chiến tranh hoặc thời phong kiến người dân của nước ta đi bộ rất nhiều, việc đi bộ diễn ra hàng ngày. Thì trong giai đoạn hiện nay con người rất lười đi bộ, bởi đã có xe máy, ô tô…khiến cho con người có thể ỉ lại dựa dẫm. Sự chịu đựng khó khăn, của con người cũng giảm đi rất nhiều.

Trong học tập, lao động trí óc sự ra đời của công nghệ thông tin của mạng Internet khiến con người phụ thuộc vào công nghệ hiện đại lười biếng suy nghĩ hơn, làm gì cũng cho Google tìm giúp rất tiện lợi, nhưng cũng làm cho chúng ta bị phụ thuộc vào mạng điện tử nếu một ngày không có mạng điện tử thì chúng ta không thể làm được gì nữa. Như người bị mù câm điếc, tàn phế tay chân…

Việc học tập cũng vì thế mà lười biếng hơn khi chúng ta dựa vào những bài văn mẫu trên mạng, những gợi ý từ internet…học sinh chúng ta ngày càng ỉ lại vào công nghệ mà không tự mình tư duy, suy nghĩ, phụ thuộc cảm xúc vào văn mẫu quá nhiều.

Lười biếng có tác hại vô cùng nguy hiểm to lớn với cuộc sống con người. Nó sẽ biến chúng ta thành người vô dụng ỉ lại, như một người tàn phế, chỉ có thể sống dựa vào người khác. Dần dần như thế nó sẽ khiến cho mỗi cá nhân ngừng trệ,

Mỗi người chúng ta cần nhận thức được sự tác hại của sự lười biếng, mỗi người cần phải tự rèn luyện cho mình những thói quen tích cực, chăm chỉ, từ việc học bài cho tới những thói quen trong tư duy, đời sống cá nhân. Nên tự mình là tất cả những việc có thể làm được không nên ỉ lại vào người khác.

Những thói quen tốt sẽ tạo ra những thành quả xứng đáng với chúng ta. Sẽ cho chúng ta những thành tựu xứng đáng về thành quả lao động của mình. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay chúng ta cần phải loại bỏ sự lười biếng ra khỏi cuộc sống của mình.

Xem thêm:  Cảm nhận về cái hay của hai câu thơ sau trong bài Ông đồ: Lá vàng rơi trên giấy Ngoài trời mưa bụi bay…

Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 3

Để trở thành một người thành công, trước tiên chúng ta phải có ước mơ, hoài bão. Và để thực hiện được điều đó, chắc chắn ta sẽ phải thật chăm chỉ, cố gắng nỗ lực để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra. Ngược lại nếu như chúng ta lười biếng thì chắc chắn ta sẽ không có gì hết, không có thành quả, cũng không có thành công.

Lười biếng chính là một thói hư tật xấu khó bỏ của rất nhiều người. Họ rất ngại vận động, ngại khó khăn, không chịu động não suy nghĩ. Những người như vậy chỉ vừa thấy có việc khó khăn là đã nản chí, không muốn tiếp tục cố gắng. Lâu dần, lười biếng không chỉ là một thói quen, mà trở thành một căn bệnh khó chữa, ảnh hưởng rất xấu đến cuộc sống của người đó. Lười biếng không chỉ do bản chất, mà chính bởi ý thức của bản thân tạo nên. Khi gặp khó khăn, người ta cảm thấy nản chí, không chịu cố gắng, không có quyết tâm để thực hiện tiếp công việc. Lâu dần, sự lười biếng sẽ ăn sâu vào tiềm thức, rất khó có thể thay đổi.

Nếu muốn đạt được thành công, chắc chắn chúng ta phải đánh đổi rất nhiều thứ, trong đó có sự kiên trì, sự chăm chỉ chịu khó, nỗ lực vượt qua khó khăn. Nếu lười biếng, ý chí của chúng ta sẽ giảm đi rất nhiều. Khi đó chúng ta có thể còn nảy sinh bản tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, đó thật sự là một điều không nên. Không chỉ vậy, xã hội ngày càng phát triển cùng những công nghệ mới, cái gì ta cũng có thể tìm thấy trên mạng internet, hoặc chính những máy móc thông minh có thể làm thay cho chúng ta nhiều thứ. Vì vậy nên con người đã lười lại càng lười hơn, không chịu động não cũng như động tay chân để làm việc.

Không phải tự nhiên mà cha ông ta đã có câu: Cần cù bù thông minh. Bởi đôi khi không phải chỉ cần có khả năng, cùng sự thông minh là đủ, mà chúng ta còn phải chăm chỉ nữa. Ngược lại có những người nếu đã thông minh nhưng lại lười biếng, ỷ lại thì chắc chắn cũng sẽ không có được thành công.

Mặc dù vậy nhưng cũng có rất nhiều những người thông minh, chăm chỉ. Khi đó họ sẽ dễ dàng đạt được những gì mình mong muốn. Bản thân chúng ta nếu như không có được bản chất thông minh trời cho, thì hãy cứ cố gắng chăm chỉ, kiên trì chịu khó học tập, tìm hiểu bất cứ đâu xung quanh ta. Khi đó, bù lại cho chúng ta sẽ là những kết quả hoàn toàn xứng đáng mà ta đã mong đợi từ lâu. Cùng với đó thì những người xung quanh ta, xã hội cũng không nên dung túng cho những kẻ lười biếng. Bởi nếu làm như vậy, họ sẽ mãi sống trong ảo tưởng, không làm mà cũng có ăn, có mặc, sẽ không chịu cố gắng, mãi mãi chỉ là những con tầm gửi, những kẻ sống lay lắt, tạm bợ mà thôi.

Sự lười biếng mang lại rất nhiều điều tiêu cực cho bản thân chúng ta. Chính vì vậy hãy cố gắng chăm chỉ ở bất cứ đâu, trong  bất cứ hoàn cảnh nào. Chỉ có như vậy ta mới có được thành công, có được những thành quả mà chính bản thân cùng những người thân của ta mong chờ.

Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 4

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, thì đất nước ta sẽ ngày một giàu mạnh hơn và kéo theo đó con người chúng ta cũng có nhiều thời gian rãnh hơn để dành cho gia đình, người thân và bạn bè của mình. Những tưởng như thế thì cuộc sống của mọi người, mọi nhà sẽ hạnh phúc hơn. Nhưng không, dường như tất cả đang diễn ra ngược lại. Thời gian đó họ không dành cho gia đình, bạn bè hay người thân của họ, mà họ lại dành để dán mắt vào điện thoại, Internet, game hay facebook… Và hệ lụy ở đây là căn bệnh ung thư “lười biếng” xuất hiện.

Hẳn ai trong số chúng ta cũng đều đã từng được nghe từ lười biếng rồi nhỉ, nhưng có phải ai cũng hiểu từ lười biếng có nghĩa là gì không? Theo tôi, sự lười biếng được hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là sự ỷ lại vào ngày mai, các bạn cho rằng hôm nay mình đang mệt, không muốn làm một việc gì đó mà nghĩ rằng, “thôi để mai làm cũng được”. Các bạn không thích hoạt động, không muốn động chân, động tay hay động não để suy nghĩ, để làm một việc gì hết. Các bạn chỉ thích hưởng thụ, rồi lại trông chờ vào ngày mai.

Vậy thì nguyên nhân của sự lười biếng trên là sao, do đâu mà có? Trước hết, nguyên nhân đầu tiên là do chính bản thân chúng ta, và đây cũng là nguyên nhân quan trọng nhất. Với những bạn học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sự lười biếng thể hiện trong học tập, trong các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ ở trường và trong các công việc ở nhà nữa. Sự lười biếng xuất hiện khi chúng ta ỷ lại vào ngày mai, vào giờ học bài, các bạn tự thưởng cho bản thân nghỉ ngơi ít phút bằng cách chơi game, vào facebook đọc tin tức hay chát chít với các bạn khác, có bạn lại lướt Internet,… rồi cứ thế, thời gian trôi đi, các bạn tự nhủ là chỉ thêm một xíu nữa thôi, một xíu tới khuya luôn. Cách cứu nguy lúc này là, “ôi dào, giờ mệt rồi, ngủ đã, mai lên mượn vở của con A, thằng B chép đại cũng được”. Rồi lên lớp, các bạn cuống cuồng giật vở của bạn này bạn kia chép đại để qua mắt thầy cô. Hay khi trường tổ chức các hoạt động giao lưu để hoàn thiện kỹ năng mềm cho các bạn, thì chính các bạn lại từ chối, lại than đi học cả ngày đã mệt rồi còn lên trường làm gì nữa, ở nhà ngủ cho khỏe. Đây chính là lúc những con vi rút “lười biếng” đang dần dần xâm nhập vào cơ thể bạn, và từ từ nhen nhóm lên cái mầm mống lười biếng trong bạn. Và rồi theo thời gian, cái mầm mống đó sẽ bắt đầu lớn nhanh hơn, lan rộng hơn, không chỉ trong học tập, mà trong các công việc khác nữa. Về nhà, bố mẹ nhờ quét nhà, nhờ nhặt rau hay nhờ rửa chén, thì các bạn lấy cớ bận học rồi đi thẳng lên phòng, không quan tâm gì đến bố mẹ đã vất vả, cực nhọc đến bao nhiêu. Mà lên phòng, các bạn cũng có học bài đâu, mà chỉ chúi mũi vào facebook, vào game, ….rồi cứ thể ngủ luôn chẳng thèm nhìn đến bài vở gì hết. Những việc nhỏ nhặt ban đầu có thể chúng ta không để ý, nhưng lâu dần, tích lại sẽ tạo thành một thói quen khó bỏ, đợi đến lúc “nước đến chân mới nhảy”. Ví dụ như, chủ nhật tuần sau thi, chúng ta thường ỷ lại, thôi thì nghỉ chơi thứ hai, thứ ba, để thứ tư hay thứ năm học cũng được, rồi cứ lần lữa mãi, tới thứ sáu, thứ bảy cũng chưa học được, để đến hôm thi lại quay tài liệu, quay bài của bạn này, bạn kia. Và hậu quả thì không ai nói trước được, bị thầy cô bắt được lập biên bản và bị kỷ luật, nghiêm trọng hơn nữa là trong đầu chúng ta chẳng có gì, để khi ra trường chúng ta lại trách ngược lại thầy cô.

Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến đó là do sự phát triển của xã hội, của công nghệ thông tin, của những thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại. Ngày trước, ông bà, cha mẹ chúng ta làm ruộng, cấy lúa tất cả đều bằng sức người, nhưng ngày nay thì ngược lại. chúng ta đã có máy cấy lúa, máy gieo mạ, đã có máy cày xới đất, tất cả đều nhờ công nghệ, những bác nông dân nay đã có nhiều thời gian hơn, cuộc sống thoải mái hơn. Những người phụ nữ nội trợ cũng vậy, nấu cơm nay đã có nồi cơm điện, giặt giũ thì có máy giặt, … Người người nhà nhà đều sắm sửa cho mình những loại trang thiết bị tốt nhất, hiện đại nhất. Những tưởng cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, nhưng không. Mấy bác nông dân kia thay vì về nhà ăn cơm với vợ con thì thích la cà, nhậu nhẹt, mùa vụ tới cũng mặc, cậy có máy móc rồi nên xuống giống trễ một chút cũng không sao, kết quả là có khi gặp thời tiết xấu, mưa gió, bão lụt, hạn hán và mất trắng là điều không thể tránh khỏi. Người vợ hiền, người mẹ đảm ngày nào đang dần biết mất, thay vào đó là những cô vợ, những bà mẹ thích làm đẹp, ăn diện chụp hình để khoe khoang với người khác. Và những bạn học sinh sinh viên chăm chỉ ngày trước luôn miệt mài lên thư viện học bài để chuẩn bị cho mùa thi sắp đến cũng dần thưa thớt đi. Các bạn chỉ việc ngồi nhà, cái gì không biết hay không hiểu thì gõ google là ra ngay. Tính ỷ lại xuất hiện vào những lúc như thế, công nghệ thông tin phát triển làm cho chúng ta thoải mái tiện lợi hơn, nhưng cũng là lúc làm cho chúng ta lười hơn.

Xem thêm:  Bình luận cách nhìn của Nam Cao về người nông dân qua tác phẩm đôi mắt

Vậy hậu quả của những việc này là gì? Hẳn không ít người trong chúng ta đã được trải qua. Những bạn học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng không coi đó là trường học, là nơi chúng ta tu dưỡng rèn luyện đạo đức, trí thức để sau này thành người có ích cho xã hội, mà các bạn biến trường học thành nơi để đối phó với cha mẹ, thầy cô và hơn hết là với chính bản thân mình. Các bạn coi nó như nhà tù, mà mỗi ngày các bạn đều phải đến đó để những người quản giáo là thầy cô tra hỏi, dò xét. Cái kết cho những cô cậu học trò, những anh chị sinh viên là sự thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm, thiếu cả tri thức nữa. Các bạn đang tự mình hủy hoại chính mình, làm cho mình trở thành những con người bị xã hội bài trừ vì không thể đáp ứng được sự phát triền ngày một mạnh mẽ của đất nước chúng ta. Thậm chí, có nhiều bạn còn bán cả linh hồn của mình cho quỷ dữ chỉ vì thói quen hưởng thụ mà không chịu lao động, không chịu làm việc đã in hằn rất sâu vào não không thể nào thay đổi được. Những người này chấp nhận làm những việc xấu xa, tồi tệ nhất để có tiền tiêu xài như lấy cái mác rằng mình là sinh viên rồi hành nghề bán dâm để có giá cao hơn, số khác thì đi trộm cắp, cướp giật và tồi tệ hơn nữa là chỉ vì tiền mà sẵn sàng cướp đi mạng sống của người khác. Họ không chỉ hủy hoại chính mình, mà còn làm cho bố mẹ, bạn bè và những người thân trong nhà đau lòng, khổ sở biết bao. Cũng chính vì sự lười biếng mà những bác nông dân hiền lành chăm chỉ thuở nào dần dần biến chất thành những con người xấu xa nhất. Thay vì cày xới đất kỹ càng như trước để tránh được sâu bệnh vào vụ mùa tới họ  lại ỷ vào thuốc trừ sâu, vào phân bón hóa chất. Họ để máy cày xới sơ sài rồi gieo hạt, trồng cây luôn, khi cây có sâu bệnh thì phun hết thước này đến thuốc khác, khi rau màu đang đắt đỏ thì chỉ cần một liều thuốc kích thích là mai họ bán được luôn, số tiền lợi nhuận làm họ mờ mắt. Họ không biết rằng chính mình vừa mới đầu độc mọi người, trong đó có gia đình, con cái và cả chính mình nữa. “Chưa bao giờ con đường từ bàn ăn tới nghĩa địa lại gần như lúc này”, câu nói này quả không sai.

Bên cạnh những người lười biếng, ỷ lại, thích hưởng thụ vẫn có những người ngày đêm miệt mài làm việc, nghiên cứu ra những công trình, những thiết bị mới để phục vụ cho mọi người. Đó là những học sinh chăm ngoan, đến trường với ước mơ sau này tốt nghiệp ra trường sẽ làm được nhiều việc có ích cho gia đình, cho xã hội. Là những người nông dân vì thấy cảnh những người nông dân khác hám lời nên coi thường sinh mạng luôn cố gắng làm việc, chỉ mong trồng được những luống rau sạch, những hạt lúa thơm để bữa cơm của mọi nhà thêm phần ấm cúng hơn. Đó còn là những cô chú vệ sinh môi trường luôn làm việc chăm chỉ cần mẫn từ sáng sớm tới tối muộn để làm sạch những con đường ngõ xóm, trả lại bầu không khí trong lành nhất có thể. Sao ta lại không học tập họ nhỉ.

“Cần cù bù thông minh”, câu nói của ông bà ta để lai quả không sai. Chúng ta đừng vì một chút lợi ích nhỏ trước mắt mà hủy hoại đi tương lai tốt đẹp của chính mình. Hãy rèn luyện đạo đức cho tốt, hãy học tập tích lũy tri thức nhiều nhất bạn có thể, để sau này ra đời bạn cũng sẽ làm được những ông này bà nọ, chứ đừng mơ mộng hão huyền, cũng đừng trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác như anh chàng nằm chờ sung rụng, mà sung cứ rụng trật ra ngoài hết, rồi nhờ người giúp đỡ ai dè lại gặp ngay một người lười hơn mình nữa. Lâu lâu các bạn cũng có thể lười biếng, nhưng hãy lười biếng đúng cách và có điểm dừng nhé!

Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 5

Hiện nay, trong xã hội có rất nhiều các loại bệnh nan y nghiêm trọng đã cướp đi mạng sống của không ít người dân. Nhưng ngày nay với sự phát triển vượt bậc cửa nghành y học, không có gì là không thể, các bác sĩ trong và ngoài nước đã tìm ra được một số loại vacxin hoặc thuốc độc trị cho các bệnh như bệnh bạch cầu, lao, thủy đậu…Mặc dù với sự tiến bộ và không ngừng phát triển các loại thuốc đặc trị nhưng có một chứng bệnh nan y đang lay lan và phổ biến rất rộng, đặc biệt loại bệnh này thường xuất hiện ở các học sinh, sinh viên, nhân viên…mà không có một loại thuốc nào có thể trị dứt cân bệnh này. Đó là căn bệnh “lười” nan y.

Con người ai cũng có ước mơ sau này minh trở thành ông này bà nọ, nhưng lại bị mắc một bệnh rất buồn cười. Đó là không chịu rèn luyện, làm việc để biến ước mơ thành sự thật, mà chỉ muốn tự nó đến vởi mình. Nói một cách dễ hiểu là sau này lớn lên tự khắc sẽ trở thành bác sĩ, giám đốc, không cần khổ luyện gi hết. Không những thế nhiều người lại thường hay nhìn vào cách sống và làm cửa người khác để gán ghép nó cho mình, họ thường tin vào những cái cớ mà họ cho là đúng để tự chấn an lấy cái tinh thần lung lay không vững chắc của họ. Nào là Bill Gate bỏ đại học mà văn thành tỉ phú, rồi thì ông kia bà nọ không học đại học, đi làm luôn mà sau này vẫn giàu có vương gỉa. Nhưng họ nào có biết đâu, những con người tỉ phú đó, họ bỏ học là vì họ quá thông minh, tài năng đến độ biết hết những gì mà trường lớp sẽ dạy họ. Họ buộc phải lao ra trường đời, để học những bài học kinh nghiệm mới lạ hơn so với các lí thuyết trong sách vở đã đọc. Đây là suy nghĩ nguy hiểm, nhưng nguy hiểm hơn là nó lại rất phổ biến trong tư duy của thế hệ trẻ hiện nay. Và một trong những lí do lớn dẫn tới căn bệnh này lò do sự quá sung túc và đầy đủ của giới trẻ hiện này đang được hưởng thụ nào là công nghệ thông tin tiên tiến, internet, vô số các máy game giài trí hiện đại ra đời. Chính những lí do trên, khiến cho việc ngồi vào bàn học là cả một thách thức đầy lớn lao với mỗi học sinh hiện nay. Nó ngày càng phổ biến, và đang dần trở thành một căn bệnh lan tỏa trong giới học sinh, sinh viên ngày nay. Bệnh lười không chỉ đơn thuần là lười mà nó bao gồm rất nhiều biến thể đa dạng chằng hạn như trong giới học sinh, mặc dù có ý thức về chuyện học hành nhưng trước mỗi lúc ngồi vào bàn họ lại cuốn hút bởi internet, ti vi, các game show…để rồi sau đó gấp rút hoàn thành các bài tập. Đó là một dạng biến thể của bệnh lười. Rồi lại có nguời chỉ làm việc qua loa để mau chóng hoàn thành và quay lại với tiết mục giải trí đang dở dang, họ coi dó như một hành dộng chấn an tinh thần để đẩy lùi cái cảm giác tội lỗi trong họ. Bệnh lười được phổ biến theo từng giai đoạn, đến trường, bệnh lười phát huy triệt để. Hè về, căn bệnh ấy càng “di căn” hơn. Thường thì nghỉ hè, không có việc gì làm chỉ mong đi học lại được gặp bạn bè, được có bài tập thầy cô giao về nhà nhưng đến khi bắt đầu học rồi lại hát câu than thân quen thuộc. Bệnh lười là thế đấy, nó làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta, nó quấn lấy, vây quanh, rồi xiết chặt chúng ta khiến ta không còn thời gian để có thể tập trung vào những việc có ích khác. Sự lười biếng là thứ dễ nhận, ra nhất. Bởi vì nó dị ứng kịch liệt với tất cả. Không những thế nó còn gây ra không ích tác hại cho chúng ta. Không thể nào liệt kê hết tác hại đẻ ra từ sự lười nhác. Nhà văn Tạ Duy Anh từng nói: Lười biếng, nó triệt tiêu sáng tạo, không chấp nhận sáng tạo, bởi vì đặt cạnh sự sáng tạo thì lười biếng bị lật tẩy, nó dung túng tội ác, gây lãng phí không sao tính đếm được, nó luôn muốn kéo cuộc sống xuống ngang bằng với những chuẩn mực vừa cỡ với nó, nó gieo rắc lòng nghi kị, đố kị giữa con người với nhau. Nhưng tồi tệ hơn tất cả những thứ tồi tệ đó cộng lại là nó, sự lười biếng mà Ph.Ăngghen từng mỉa mai gọi là “bệnh lười chảy thây” cứ từ từ hạ nhân cách con người, nhân cách xã hội xuống cấp bầy đàn. Lười biếng một khi đã nảy mầm trong cơ thể chúng ta rồi thì nó sẽ lớn lên theo từng ngày cho đến một ngày trở thành một “cây đại thụ” lấn át cái tốt đẹp trong nhân cách con người chúng ta.

Xem thêm:  Bài 23 - Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Nguy hiểm hơn khi chính chúng ta lại không nhận ra rằng chúng ta đang dần mất đi bản năng sống của một con người, nó hạ thấp con người chúng ta thành cấp bầy đàn. Tuy nhiên bệnh lười không phải bất kì ai cũng có thể mắc phải, nếu chúng ta có một chế độ, một kế hoạch sắp xếp thời gian hợp lí thì bệnh lười sẽ không có chỗ để chen chân vào cuộc sống của chúng ta. Mỗi người có một khả năng, một nhịp sinh học khác nhau. Có người có thể tập trung cao độ trong nhiều giờ nhưng ngược lại cũng có người không được như vậy. Chúng ta phải luôn có ý chí để sống cho xứng đáng một con người. Vì thế việc lập thời gian biểu một cách hợp lí là rất quan trọng đối với học sinh nói riêng và tất cả chúng ta nói chung. Để có thể vượt qua một căn bệnh nguy hiểm thì điều đơn giản trước hết là phải vượt qua chính bản thân mình, vượt qua nhũng cảm giác sợ hãi và sau đó vượt qua những cái ham muốn tầm thường đang dần chiễm lĩnh trong chúng ta. Bệnh lười là một thứ gì đó đang giết dần chúng ta, hãy vượt qua nó để dần hoàn thiện cái bản tính con người trong chúng ta hơn.

Ở đâu có sự sống, ở đó có hi vọng! Một câu châm ngôn nhưng có lẽ cũng là “bài thuốc” tốt cho những ai mắc căn bệnh lười quái ác. Có thể nói bệnh lười là một căn bệnh đáng sợ đối với con người, một khi đã dính vào rồi rất khó mà thoát ra được. Hãy nghĩ rằng sống là phải có ích với đời, có ý nghĩa đối với chính bản thân chúng ta để rồi lấy đố mà làm động lực thức đẩy chúng ta vượt qua mọi cám dỗ tầm thường đang hằng ngày giăng bẫy trong đường đời của mỗi chúng ta.

 Nghị luận về sự lười biếng – Bài làm 6

Từ xa xưa, thì những người đi trước đã có câu rất đúng đắn, đó chính là câu “Cần cù bù thông minh”. Hay vẫn còn đó câu nói nổi tiếng của nhà khoa học Ê-đi-xon cũng có câu “ Thiên tài 1% là thông minh còn lại là cần cù” để như nhấn mạnh đức tính chăm chỉ và phê phán với những sự lười biết. Sự lười biếng hiện nay đã trở thành một trong những căn bệnh khó chữa của con người

Và đầu tiên thì chúng ta cần đi tìm hiểu và giải thích sự lười biếng là gì? Và như ta có thể hiểu đó chính là một trạng thái của sự không hoạt động và sự kháng cự nội tâm để rồi không cố gắng, không hành động. Dường như đó chính là một trạng thái thụ động và để mặc mọi thứ như nó đã vốn có, kể cả đối với những trách nhiệm và nghĩa vụ mà mình phải thực hiện được

Vậy,những nguyên nhân của sự lười biếng là gì? Và câu nói “Tiên trách kỷ” quả thật đúng để có thể lý giải cho điều này. Tất cả những căn bệnh do con người đều xuất phát từ bản thân của con người mà tạo ra. Và dường như là đối với những người để phần “con” lấn át phần “người” thì dường như cũng sẽ dẫn đến việc chỉ thích hưởng thụ mà không muốn làm việc. Lúc này ta như cũng chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm những việc mà mình phải làm. Có ai muốn đang nằm trong chăn ấm áp mà bắt buộc phải ngồi dậy học bài đâu cơ chứ? Nhưng đối với những người mà người ta có được một sự quyết tâm sẽ áp chế được sự lười biếng và ngồi dậy học bài. Và ngược lại còn  đối với  những người mà thậtlười biếng thì sẽ yên tâm ngủ tiếp, mặc kệ hậu quả là sáng mai sẽ bị kiểm tra bài, bị điểm kém…

Có thể thấy nguyên nhân tiếp theo phải kể đến sự phát triển của xã hội, dường như cũng đã dẫn đến sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Ta có thể thấy chính những công cụ máy móc hiện đại ngày nay cũng như đã giúp con người không cần phải hoạt động nhiều, cả về tay chân lẫn trí óc. Dần dần, thì chính những sự phụ thuộc quá nhiều vào máy móc sẽ khiến con người ta trở nên lười biếng, trì trệ, không linh hoạt. Ta có thể nhận thấy sự tiến bộ là tốt, nhưng dường như con người cũng phải tự hoàn thiện bản thân để có thể sử dụng được máy móc, và không đơn thuần chỉ là phải chỉ dựa vào những thứ máy móc làm cho mình ngày càng thụ động. Ta như có thể thấy được những thứ có sẵn cũng ngăn cản sự sáng tạo của chúng ta. Và rồi cả những lời giải bài toán có sẵn làm chí ngay cả bản thân chúng ta cứ chép vào một cách đối phó mà chẳng thèm hiểu cách làm.

Ta như thấy được chính những sự phát triển của các thiết bị công nghệ, của Internet dường như cũng đã góp phần dẫn đến sự lười biếng của con người nói chung và của học sinh nói riêng. Và khi ngồi vào bàn học, chúng ta rất dễ  có thể bị hấp dẫn bởi việc lên mạng chơi các trò chơi hay đơn thuân chỉ là để lướt facebook và chơi điện tử, chúng ta tặc lưỡi cho rằng thơi thì “chỉ chơi một chút thôi rồi học”. Cuối cùng thì “một chút” ấy là cả buổi học tối và chúng ta lại tự nhủ: “Thôi sáng mai dậy học.”. Và thật dễ nhận ra câu nói “sáng mai dậy học” sẽ bằng với không học như đã được phổ biến hiện nay. Và như dần dà, sự lười biếng cứ ăn sâu, và như cũng đã len lỏi và trở thành thói quen khó bỏ, trở thành bản chất. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Dường như những thói quen xấu này cũng sẽ khiến cho chúng ta dường như cũng không thể có được những thành công mà chúng ta mong muốn, dần dà nó sẽ khiến cho mỗi cá nhân ngừng trệ, và không thể phát triển được và đặc biệt chúng như đã dẫn đến hậu quả xấu cho toàn xã hội.

Chúng ta cần phải có những hoạch địnhh cụ thể cho công việc của riêng mình sau đó phải đặt ra những chiến lược cụ thể. Đặc biệt hơn nữa thì bạn cần phải có một nghị lực cũng như ý chí bền vững để có thể hoàn thành công việc của mình theo kế hoạch đã được đặt ra. Có như thế ước mơ mới dần được hiện thực hóa bởi “Trên con đường dẫn đến thành công không có dấu chân của kẻ lười nhác”.