Đề bài: Em hãy Phân tích bài “Mùa thu câu cá” của Nguyễn Khuyến
Bài làm
Nguyễn Khuyến được ưu ái là một nhà thơ được mệnh danh đó chính là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Và làm lên được mệnh danh đó chính là sự đóng góp của chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến và trong đó nổi bật nhất đó chính là bài thơ “Thu Điếu” – Mùa thu câu cá.
"Thu điếu" chính là một sáng tác đã được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Sử dụng với chính những ngôn ngữ tinh tế, hình tượng và biểu cảm. Người đọc dường như cũng đã thấy được những cảnh thu, và đó cũng chính là nét trời thu xinh đẹp của làng quê Việt Nam dường như cũng chính là một nét vẽ chấm phá và đẹp nhất của làng cảnh Việt Nam.
Ta như thấy được chính hai câu đầu nói về ao thu và chiếc thuyền câu. Nước ao "trong veo" toả hơi thu "lạnh lẽo". Qua đây ta dường như cũng có thể biết được rằng, chính sương khói mùa thu như bao trùm cảnh vật. Nước ao thu đã trong lại trong thêm, thế rồi từ đây ta cũng như đã thấy được những không khí thu lành lạnh lại trở nên"lạnh lẽo". Thế rồi ngay trên nền của mặt nước hiện lên thấp thoáng một chiếc thuyền câu rất bé nhỏ -"bé tẻo teo". Có lẽ chính cái ao bé tẹo kia cùng với chiếc thuyền câu dường như cũng chính là hình ảnh trung tâm của bài thơ. Tất cả cũng như chính là hình ảnh bình dị, thân thuộc, đáng yêu của quê nhà Việt Nam. Những câu thơ dường như cứ hiện ra như:
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo".
Thật dễ có thể nhận thấy được chính bới các từ ngữ: "lạnh lẽo", "trong veo","bé tẻo teo" gợi tả đường nét, đồng thời cũng chismh là những dáng hình, màu sắc của cảnh vật, sắc nước mùa thu; âm vang lời thơ như tiếng thu, hồn thu vọng về biết bao nhiêu.
Có lẽ rằng, ta như thấy được cũng chính với hai câu thơ tiếp theo trong phần thực là những nét vẽ tài hoạ làm rõ thêm cái hồn của cảnh thu như cũng đã hiển hiện ra đó chính là những câu:
"Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo".
Không chỉ dừng lại ở đó, ta như cũng đã thấy được sự "biếc" của sóng hoà hợp với sắc "vàng". Và đặc biệt hơn ta như thấy được đó cũng chính là sự biếc của lá vẽ nên bức tranh quê đơn sơ mà lộng lẫy. Thực sự ta như cũng đã thấy được chính nghệ thuật đối trong phần thực rất điêu luyện, "lá vàng" với "sóng biếc", tốc độ "vèo" như thật nhanh của lá bay tương ứng với mức độ "tí" của sóng gợn. Độc giả dường như cũng đã đọc và cũng đã như có được những cảm nhận thạt là riêng và cũng thật là độc đáo biết bao nhiêu. Ta như còn nhớ mãi đến nhà thơ Tản Đà đã hết lời ca ngợi chữ "vèo" chính những trong thơ của Nguyễn Khuyến. Tản Đà cũng như đã nói một đời thơ của mình may ra mới có được một câu thơ vừa ý trong bài "Cảm thu, tiễn thu", "Vèo trông lá rụng đầy sân" thật ấn tượng biết bao nhiêu.
Không chỉ dừng lại ở đó, ta dường như cũng đã thấy được chính với hai câu luận mở rộng không gian miêu tả. Thế rồi ta như cũng sẽ thấy được rằng, chính những bức tranh thu có thêm chiều cao của bầu trời dường như cứ thật là xanh"xanh ngắt" với đó có cả những tầng mây "lơ lửng" trôi theo chiều gió nhẹ. Thực sự để mà nói ngay trong chùm thơ thu, Nguyễn Khuyến nhận diện sắc trời thu là "xanh ngắt":
"Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao
(Thu vịnh)
"Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt".
(Thu ẩm)
"Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt".
(Thu điếu)
"Xanh ngắt" được hiểu đó chính là xanh mà có chiều sâu. Thế rồi ta dường như cũng không thể thấy được rằng, chính trời thu không mây (mây xám), mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Bầu trời dường như cũng thật là cao và xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá thật là ung dung và tự tại biết bao nhiêu. Có thể nhận thấy được rằng cũng chính vì "Ngõ trúc quanh co khách vắng teo" mà ta kthêm cảm nhận được không gian ở đây như thật yên bình biết bao nhiêu.
Có thể nhận thấy được rằng, chính những cảnh vật êm đềm, thế rồi ta như thấy được lại như thoáng một nỗi buồn cô tịch, hiu hắt. Người câu cá như đang chìm trong giấc mộng mùa thu. Ta đồng thời cũng như thấy được rằng lại có được tất cả cảnh vật từ mặt nước "ao thu lạnh lẽo" và cũng như cho đến "chiếc thuyền câu bé tẻo teo". Thế rồi ta cũng như nhận thấy được ngay cả nhưng từ như từ "sóng biếc" đến "lá vàng", từ"tầng mây lơ lửng đến "ngõ trúc quanh co". Tất cả dường như cú hiện lên với đường nét, màu sắc, âm thanh. Và không gian của làng cảnh Việt Nam dường như cứ hiện lên và thật là dư vị biết bao nhiêu. Có lẽ rằng, ta như thấy được chính cái ý vị của bài thơ "Thu điếu" là ở hai câu kết:
"Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo".
"Tựa gối ôm cần" được biết đến cũng chính là tư thế của người câu cá cũng là một tâm thế nhàn của nhà thơ đã thoát vòng danh lợi. Thế rồi người đọc dường như cũng có thể cảm nhận được chính cái âm thanh"cá đâu đớp động", nhất là từ "đâu" gợi lên sự mơ hồ, như cũng thật là xa vắng và chợt tỉnh. Không dừng lại ở đó ta như thấy được rằng, chính cả việc người câu cá ở đây chính là nhà thơ. Và người đó dường như được nhắc đến ở đây cũng chính là một ông quan to triều Nguyễn. Ông quan đó thật là yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Ông quan đó như cũng không thể nào có thể mà cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp đã cáo bệnh, từ quan. Nhà thơ như đang ở một khong gian vắng lặng, mọi thứ đều như nỏ bé nhưng thực sự nỗi lòng cô đơn sự lo cho dân cho nước lại thật là mênh mông biết bao nhiêu.
Thực sự người đọc như cũng sẽ cảm thấy được chính âm thanh tiếng cá"đớp động dưới chân bèo" dường như cũng đã làm nổi bật khung cảnh tịch mịch của chiếc ao thu. Có lẽ rằng, chính cảnh vật như luôn luôn quấn quýt với tình người. Ta như thấy được ngay cả thiên nhiên đối với Nguyễn Khuyến như một bầu bạn tri kỉ. Thực sự đối ng đã trang trải tình cảm. Lớn hơn đó cũng chính là một gửi gắm tâm hồn, không tìm lời an ủi ở thiên nhiên, hay tìm ngay ở sắc "vàng" của lá thu, ở màu"xanh ngắt" của bầu trời thu, ở làn "sóng biếc" trên mặt ao thu "lạnh lẽo"…
"Thu điếu" chính là một bài thơ tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Có lẽ rằng, ta như thấy được chính những cảnh sắc mùa thu quê hương được miêu tả bằng những gam màu đậm nhạt. Hơn nữa ta như thấy được có cả những nét vẽ xa gần, tinh tế gợi cảm. Qủa không sai khi người ta nói rằng “Thu điếu” đã làm lên tên tuổi của Nguyễn Khuyến.
Minh Nguyệt
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Phân tích bài ca dao Con cò đi ăn đêm
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Con cò đi ăn đêm” Bài làm [...]
Th12
Phân tích bài thơ “Thu Điếu”
Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Thu Điếu” của Nguyễn Khuyến Bài làm [...]
Th12
Phân tích bài thơ Thương Vợ
Em hãy phân tích bài thơ “Thương Vợ” của Nguyễn Khuyến Bài làm Tú Xương [...]
Th12
Ý nghĩa nhan đề đoạn thơ Trao duyên
Ý nghĩa nhan đề đoạn thơ Trao duyên ĐOẠN VĂN PHÂN TÍCH NHAN ĐỀ TRAO [...]
Th11
Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng Bài làm [...]
Th9
Nghị luận về tình bạn
Nghị luận về tình bạn – Dàn ý 1. MỞ BÀI: Mỗi người trong cuộc [...]
Th9